Thời gian qua, việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất đã tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng, đáp ứng các yêu cầu khắt khe nhất của thị trường. (Trong ảnh: Mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao trong nhà màng của người dân Hương Khê đang phát huy hiệu quả).
Từ chỗ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, đến nay, Hà Tĩnh đã có nhiều cánh đồng mẫu lớn, trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn; nhiều cơ sở sản xuất rau – củ – quả được mở rộng, phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao. (Trong ảnh: Cánh đồng mẫu lớn 27,9 ha của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Bắc Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn, Thạch Hà).
Trong lĩnh vực trồng trọt, nhiều mô hình sản xuất công nghệ cao theo tiêu chuẩn VietGAP được áp dụng; bước đầu hình thành chuỗi liên kết, góp phẩn ổn định sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. (Trong ảnh: Người dân Hà Tĩnh tưới cây, làm vườn bằng ứng dụng điều khiển từ xa trên điện thoại thông minh).
Việc ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất các giống cây lương thực; các loại cây ăn quả, cây lâu năm như: cam bù, bưởi Phúc Trạch, chè, cao su… đã được nghiên cứu, áp dụng quy trình canh tác tổng hợp, đưa lại năng suất cao.
Sản xuất thủy sản chuyển hình thức đầu tư nuôi trồng từ nông hộ sang doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã; tăng diện tích nuôi tôm thâm canh công nghệ cao. (Trong ảnh: Mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong bể xi măng của người dân thị trấn Lộc Hà).
Hà Tĩnh tiếp tục đổi mới tư duy về các hoạt động KH&CN phục vụ nông nghiệp theo hướng từ sản xuất nông hộ nhỏ lẻ sang tập trung quy mô lớn, gắn với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. (Trong ảnh: mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ sinh học của nông dân Tượng Sơn, Thạch Hà hướng đến mục tiêu xuất khẩu).
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, mang lại thu nhập cao cho người sản xuất là hướng đi phù hợp với xu thế. (Trong ảnh: Trung tâm Nghiên cứu phát triển nấm và Tài nguyên sinh vật Hà Tĩnh sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến nấm hoàng chi, vân chi có giá trị kinh tế cao).